Đại học Bách khoa TP HCM mở hai ngành mới về vi mạch

14:23 03/11/2023

Trường Đại học Bách khoa TP HCM bắt đầu tuyển sinh ngành Thiết kế vi mạch bậc đại học và Vi mạch bán dẫn bậc cao học từ năm tới.

Hôm 2/11, trường cho biết chương trình ngành Thiết kế vi mạch gồm 132 tín chỉ, dự kiến tuyển 100 sinh viên. Chương trình thạc sĩ Vi mạch bán dẫn có 60 tín chỉ, dự kiến tuyển 20 học viên.

Quy trình thiết kế vi mạch gồm 2 giai đoạn chính là "Front end" (thiết kế luận lý) và "Back end" (thiết kế vật lý). Sinh viên ngành Thiết kế vi mạch ra trường có thể tham gia ngay vào khâu thiết kế vi mạch back-end như layout hay kiểm tra vi mạch cho cả hai loại vi mạch số và vi mạch tương tự.

Trong khi đó, với chương trình thạc sĩ Vi mạch bán dẫn, người học có thể tham gia được tất cả các khâu thiết kế bao gồm Front-end và Back-end. Chương trình cung cấp các kiến thức và kỹ năng nâng cao về thiết kế và chế tạo vi mạch (số, hỗn hợp, tương tự và cao tần).

Theo PGS.TS Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP HCM, chuỗi cung ứng vi mạch bán dẫn được chia làm 4 khâu, gồm thiết kế, sản xuất, đóng gói - kiểm tra và chế tạo thiết bị. Việt Nam đang có lợi thế để tham gia sâu vào khâu thiết kế - vốn chiếm 53% giá trị gia tăng của một sản phẩm vi mạch; nhiều công ty thiết kế vi mạch lớn trên thế giới đã có mặt ở Việt Nam, từ đó tạo ra cơn khát nhân lực chất lượng cao.

Trường đã đào tạo các chương trình liên quan đến vi mạch hơn 20 năm nay. Môn học về thiết kế vi mạch như được tích hợp ở ba ngành trình độ đại học, gồm Kỹ thuật Điện tử-Viễn thông, Kỹ thuật viễn thông (chương trình Việt Pháp), Hệ thống mạch - Phần cứng (chương trình tiên tiến) và bậc sau đại học của ngành Kỹ thuật Điện tử - Kỹ thuật Viễn thông.

Khi Thiết kế vi mạch và Vi mạch bán dẫn trở thành một ngành độc lập, kiến thức nền tảng về phân tích mạch điện tử sẽ được đưa vào nhiều hơn. Trong các chương trình đào tạo trước, Thiết kế vi mạch số, Thiết kế vi mạch tương tự, Thiết kế vi mạch hỗn hợp hay khối kiến thức về Kiểm định thiết kế vi mạch là môn học tự chọn. Nay với ngành mới, đây là môn bắt buộc.
#bachkhoa #daihocbachkhoa #danhgiatuduy #danhgianangluc

TS Huỳnh Phú Minh Cường, Phó trưởng khoa Điện - Điện tử và nghiên cứu sinh thực hiện các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Vi mạch và Hệ thống cao tần (RFICs Lab), tháng 10. Ảnh: HCMUT

Giáo dụcTuyển sinhThứ sáu, 3/11/2023, 11:40 (GMT+7)
Đại học Bách khoa TP HCM mở hai ngành mới về vi mạch
Trường Đại học Bách khoa TP HCM bắt đầu tuyển sinh ngành Thiết kế vi mạch bậc đại học và Vi mạch bán dẫn bậc cao học từ năm tới.

Hôm 2/11, trường cho biết chương trình ngành Thiết kế vi mạch gồm 132 tín chỉ, dự kiến tuyển 100 sinh viên. Chương trình thạc sĩ Vi mạch bán dẫn có 60 tín chỉ, dự kiến tuyển 20 học viên.

Quy trình thiết kế vi mạch gồm 2 giai đoạn chính là "Front end" (thiết kế luận lý) và "Back end" (thiết kế vật lý). Sinh viên ngành Thiết kế vi mạch ra trường có thể tham gia ngay vào khâu thiết kế vi mạch back-end như layout hay kiểm tra vi mạch cho cả hai loại vi mạch số và vi mạch tương tự.

Trong khi đó, với chương trình thạc sĩ Vi mạch bán dẫn, người học có thể tham gia được tất cả các khâu thiết kế bao gồm Front-end và Back-end. Chương trình cung cấp các kiến thức và kỹ năng nâng cao về thiết kế và chế tạo vi mạch (số, hỗn hợp, tương tự và cao tần).

Theo PGS.TS Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP HCM, chuỗi cung ứng vi mạch bán dẫn được chia làm 4 khâu, gồm thiết kế, sản xuất, đóng gói - kiểm tra và chế tạo thiết bị. Việt Nam đang có lợi thế để tham gia sâu vào khâu thiết kế - vốn chiếm 53% giá trị gia tăng của một sản phẩm vi mạch; nhiều công ty thiết kế vi mạch lớn trên thế giới đã có mặt ở Việt Nam, từ đó tạo ra cơn khát nhân lực chất lượng cao.

Trường đã đào tạo các chương trình liên quan đến vi mạch hơn 20 năm nay. Môn học về thiết kế vi mạch như được tích hợp ở ba ngành trình độ đại học, gồm Kỹ thuật Điện tử-Viễn thông, Kỹ thuật viễn thông (chương trình Việt Pháp), Hệ thống mạch - Phần cứng (chương trình tiên tiến) và bậc sau đại học của ngành Kỹ thuật Điện tử - Kỹ thuật Viễn thông.

Khi Thiết kế vi mạch và Vi mạch bán dẫn trở thành một ngành độc lập, kiến thức nền tảng về phân tích mạch điện tử sẽ được đưa vào nhiều hơn. Trong các chương trình đào tạo trước, Thiết kế vi mạch số, Thiết kế vi mạch tương tự, Thiết kế vi mạch hỗn hợp hay khối kiến thức về Kiểm định thiết kế vi mạch là môn học tự chọn. Nay với ngành mới, đây là môn bắt buộc.

TS Huỳnh Phú Minh Cường, Phó trưởng khoa Điện - Điện tử và nghiên cứu sinh thực hiện các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Vi mạch và Hệ thống cao tần (RFICs Lab), tháng 10. Ảnh: HCMUT

TS Huỳnh Phú Minh Cường, Phó trưởng khoa Điện - Điện tử và nghiên cứu sinh thực hiện các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Vi mạch và Hệ thống cao tần (RFICs Lab), tháng 10. Ảnh: HCMUT

Các chương trình nói trên sẽ do 200 giảng viên của Khoa Điện – Điện tử, Khoa học và Kỹ thuật máy tính và Công nghệ Vật liệu đảm nhiệm. Tất cả đều có trình độ tiến sĩ, tốt nghiệp từ Mỹ, Đức, Pháp, Úc, Nhật, Hàn Quốc.

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo, ngoài phòng thí nghiệm có máy tính và server mạnh phục vụ mô phỏng và thiết kế vi mạch có sẵn, trường đầu tư các phòng thí nghiệm tiên tiến, chuyên sâu phục vụ thiết kế và đo kiểm vi mạch bán dẫn như phòng thí nghiệm Vi mạch và Hệ thống cao tần, phòng Thiết kế vi mạch số, phòng Kỹ thuật siêu cao tần và anten.

Đến nay, đội ngũ của trường chế tạo được hơn 20 con chíp cho các công ty trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp đề nghị hợp tác thiết kế chíp đến từ nhiều nơi trên thế giới như Mỹ, Singapore, còn ở trong nước, khách hàng lớn nhất là Viettel.

Theo khảo sát của Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TP HCM (HSIA), từ năm 2019 đến nay, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 1.000 kỹ sư ngành thiết kế vi mạch. Kỹ sư Thiết kế vi mạch mới ra trường nhận lương trung bình khoảng 15 triệu đồng một tháng. Kỹ sư có 1-3 năm kinh nghiệm, thu nhập dao động 15-30 triệu đồng. Sau 6 năm, họ nhận lương trung bình 0,6-1 tỷ đồng mỗi năm. Còn từ 10 năm kinh nghiệm trở lên, mức lương có thể hơn 1,5 tỷ mỗi năm.

Theo vnexpress