Theo khảo sát ban đầu thì có đến 80% các thí sinh muốn chọn bài thi khoa học tự nhiên cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới, các em hãy cùng đọc ngay những "Lưu ý" khi ôn tập bài thi khoa học tự nhiên dưới đây để chuẩn bị kĩ càng nhất cho kì thi sắp tới nhé.
Luyện thi THPT Quốc gia: Lưu ý khi ôn tập bài thi khoa học tự nhiên
Ôn các dạng bài tập vật lý
Theo ông Lương Việt tổ trưởng tổ Vật lý trường Thanh Bình,Tp.HCM thì để đạt được hiệu quả học tập thì các em cần phải nắm được những điều sau đây:
Đọc SGK và nắm vững toàn bộ các lý thuyết cơ bản, vận dụng các công thức đã có và tìm thêm một số công thức nhanh để việc giải các bài toàn được nhanh hơn, từ đó có thêm thời gian cho các câu khó khác. Trong đề thi sẽ có một số bài toán định lượng có thể sử dụng máy tính cầm tay để giải, khi nắm được các kiến thức nền tảng các em sẽ tư duy và phân tích tốt các bài từ dễ đến khó. Sau khi làm các bài tập trong SGK xong, các em kết hợp luyện thi các đề để biết thêm dạng bài, một điểm chú ý khi làm bài thi môn Lý đó là phải nhớ chuyển đơn vị, thứ nguyên về cùng với đáp án. Để nhớ lâu thì các em cần phải hiểu được bản chất tránh tình trạng học vẹt.
Chú ý kiến thức thực nghiệm môn hóa
Ông Trần Trung Trực, giáo viên hóa Trường THPT Vĩnh Viễn (Q.Tân Phú),đã đưa ra một số lời khuyên cho các em khi ôn luyện môn học này là:
Trong các tập tính toán cần phải nắm được định luật bảo toàn khối lượng, điện tích, nguyên tố, electron, chuyển đổi hỗn hợp tương đương...Vì bài thi là trắc nghiệm nên đòi hỏi các em phải làm nhanh nên học sinh chỉ xét nhanh lượng chất, bỏ qua một số bước không cần thiết ở bài giải tự luận để làm được điều này các em phải biết bổ sung kiến thức cho mình để không bị bối rối và không biết xử lý bài thi như thế nào. Trong mấy năm gần đây đề thi thường có câu về hình vẽ thực nghiệm chính vì thế các em cần tham khảo các ví dụ ở SGK đồng thời tìm hiểu kiến thức về ô nhiễm môi trường, chất gây nghiện trong đời sống.
Trong các tập tính toán cần phải nắm được định luật bảo toàn khối lượng, điện tích, nguyên tố, electron, chuyển đổi hỗn hợp tương đương...Vì bài thi là trắc nghiệm nên đòi hỏi các em phải làm nhanh nên học sinh chỉ xét nhanh lượng chất, bỏ qua một số bước không cần thiết ở bài giải tự luận để làm được điều này các em phải biết bổ sung kiến thức cho mình để không bị bối rối và không biết xử lý bài thi như thế nào. Trong mấy năm gần đây đề thi thường có câu về hình vẽ thực nghiệm chính vì thế các em cần tham khảo các ví dụ ở SGK đồng thời tìm hiểu kiến thức về ô nhiễm môi trường, chất gây nghiện trong đời sống.
Tăng cường tính thực tế ở môn sinh
Theo bà Phạm Thu Hằng, giáo viên môn sinh Trường THPT Tân Bình (Q.Tân Phú, TP.HCM), để bài thi đạt được điểm cao các em phải học kiến thức trong SGK trước, khi đã nắm vững các kiến thức cơ bản rồi mới học thêm phần nâng cao, kiến thức nền tảng sẽ giúp các em vận dụng và làm bài tập tốt hơn.
Ngoài ôn và làm bài tập,thì việc tìm hiểu thêm kiến thức về đời sống thực tiễn là rất tốt, bởi trong các đề thi hiện nay có rất nhiều câu đòi hỏi tính ứng dụng thực tế cao.
Các câu trong đề thi được dàn trải nhiều kiến thức, các em cần giảm bớt việc học thuộc lòng mà hãy tăng vận dụng các bài thực tế, một số câu hỏi vận dụng cơ bản cần biết thuộc về ADN, ARN, cơ chế phiên mã, dịch mã,đột bên NST, gien, liên kết với giới tính, quần thể, quy luật Menđen, liên kết và hoán vị gien...Câu hỏi vận dụng nâng cao như là toán lai. tích hợp toán lai với toán quần thể, tích hợp toán lai với đột biến số lượng NST, vận dụng tích hợp các quy luật di truyền... nhưng câu về dạng này thường là để phân loại học sinh thi ĐH, CĐ.
Ngoài ôn và làm bài tập,thì việc tìm hiểu thêm kiến thức về đời sống thực tiễn là rất tốt, bởi trong các đề thi hiện nay có rất nhiều câu đòi hỏi tính ứng dụng thực tế cao.
Các câu trong đề thi được dàn trải nhiều kiến thức, các em cần giảm bớt việc học thuộc lòng mà hãy tăng vận dụng các bài thực tế, một số câu hỏi vận dụng cơ bản cần biết thuộc về ADN, ARN, cơ chế phiên mã, dịch mã,đột bên NST, gien, liên kết với giới tính, quần thể, quy luật Menđen, liên kết và hoán vị gien...Câu hỏi vận dụng nâng cao như là toán lai. tích hợp toán lai với toán quần thể, tích hợp toán lai với đột biến số lượng NST, vận dụng tích hợp các quy luật di truyền... nhưng câu về dạng này thường là để phân loại học sinh thi ĐH, CĐ.