Thi đại học cũng giống như đánh trận vậy, ra quyết định sai là tạch ngay. Việc hiểu được bản thân mình là ai, ở đâu, thực lực của mình ra sao là cực kỳ quan trọng, khi các bạn biết mình là ai thì việc chọn trường, quyết định phương pháp đánh trận sẽ không còn khó nữa.
Thi đại học cũng giống như đánh trận vậy, ra quyết định sai là tạch ngay. Việc hiểu được bản thân mình là ai, ở đâu, thực lực của mình ra sao là cực kỳ quan trọng, khi các bạn biết mình là ai thì việc chọn trường, quyết định phương pháp đánh trận sẽ không còn khó nữa.
Điểm yếu của học sinh 13
- không có thầy cô trên lớp chỉ bảo, không có bạn bè (bạn bè thi đỗ hết rồi) vì thế việc hỏi han bài vở là khó khăn
- Bị tâm lý thất bại đeo bám hoặc do sức ép học tập (vừa học trường ĐH ko yêu thích, vừa ôn thi lại)
- Dễ bị xao nhãng, không tập trung vào việc học được.
Điểm mạnh của học sinh K13
- Vượt vũ môn không thành nhưng có kinh nghiệm trong thi cử, quy chế thi, thủ tục đăng ký thi (một trong những trở ngại của k12);
- Ngộ ra được thực lực của bản thân, không còn ham mê “trèo quá cao” nữa mà biết chọn trường vừa với sức học, chọn được ngành học đúng theo đam mê của mình;
- Không phải đau đầu vì học nhiều môn cho ôn thi tốt nghiệp nữa mà chỉ tập trung vào những môn thi để xét tuyển đại học;
- Có toàn thời gian chỉ để ôn thi đại học.
Các phương pháp để khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh
1.Lộ trình kiến thức cần tuân thủ nghiêm ngặt
2. Kết thân với NET
Kết thân với NET??? Quả thực là vô lí nhưng lại hoàn toàn có lí nếu bạn biết khai thác NET một cách hiệu quả. NET thực sự là mỏ vàng dành cho bạn, vì bạn có thể tham gia các khóa luyện thi online chất lượng trên đó, download các đề thi chẳng khác gì đề thi thật, và la liếm cách học, bàn bạc bài vở với các bạn học sinh khác trên toàn quốc thông qua việc tham gia các forum học hành
3. Trang bị đồ nghề, “súng ống” đầy đủ
Trang bị sách vở, giấy nháp, đồ dùng học tập đầy đủ để việc ôn luyện diễn ra thuận tiện nhất;
Trang bị một tài khoản học trực tuyến và theo học các khóa luyện thi với thầy cô uy tín, chất lượng, có phương pháp giảng dạy dễ hiểu, có bộ đề luyện thi sát với ma trận đề thi mà Bộ giáo dục đã đưa ra
4. Dùng chiêu mất tích
Bạn phải hạn chế các mối quan hệ bạn bè không cần thiết, hạn chế đi chơi và không ham các cuộc vui mà để dành thời gian cho học hành, đặc biệt bạn nào là “fan cuồng” của game online thì cũng phải dừng chơi ngay nếu như không muốn “cày cuốc” thêm 1 năm nữa.
5. Thời khóa biểu: Luyện ngày cày cả đêm
Thời điểm hiện tại, các bạn K13 chỉ còn 5 tháng là lại một lần nữa bước chân vào trận chiến thi xét tuyển ĐH. Nếu không ôn luyện từ ngay bây giờ, không học ngày cày đêm thì việc bạn tiếp tục là học sinh K13 cũng là “chuyện thường ở huyện”. Để có thời khóa biểu ôn luyện cho thời gian này bạn cần:
Xác định chính xác học lực của bản thân (môn mạnh, môn yếu; bạn đang nắm chắc những phần kiến thức nào, phần kiến thức nào còn yếu, rất yếu)
Lên thời gian biểu học tập: 1 tuần có 7 ngày, bạn đan xen mỗi ngày luyện 1 môn hoặc có thể 2 ngày luyện 1 môn/ tuần. Thời gian luyện bao gồm: nghe thầy cô giảng/ xem lại bài giảng của thầy cô (nếu bạn tham gia luyện thi online), tự luyện với bài tập trong khóa học, đề tự luyện, tương tác với thầy cô, biên tập viên hỗ trợ ôn luyện (nếu đang theo học khóa luyện thi online) để được giải đáp những phần kiến thức chưa hiểu.
Thực hiện nghiêm ngặt thời khóa biểu đặt ra.
6. Thông tin tuyển sinh
Cần nắm chắc thông tin tuyển sinh do Bộ ban hành để biết được cách thức thi, hình thức thi, các môn thi tự luận và trắc nghiệm để có kế hoạch nạp kiến thức