Đề: Nghệ thuật trào phúng thể hiện như thế nào qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”?
Đề: Nghệ thuật trào phúng thể hiện như thế nào qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”?
Gợi ý:
1. Khái niệm nghệ thuật trào phúng: Là các hình thức và thủ pháp gây tiếng cười. Vũ Trọng Phụng sử dụng thành công bút pháp cường điệu cao độ, phóng đại tột cùng đặc biệt là thủ pháp miêu tả sự thống nhất mà đối lập giữa nội tâm và ngoại hiện (cử chỉ, lời nói, hành động…) nhằm phơi bày bản chất của đối tượng trào phúng.
2. Nghệ thuật trào phúng thể hiện qua nhan đề tác phẩm: (xem lại đề 1)
3. Tình huống trào phúng:
Tình huống của đoạn trích là cụ cố tổ chết. Xây dựng tình huống đám tang là một thành công của Vũ Trọng Phụng. Ngay sau cái chết của cụ cố tổ, đám người thuộc gia đình thượng lưu này lập tức vứt bỏ vai diễn hiếu thảo trở về với con người thật của chúng: háo hức, hoan hỉ với số tiền mà người chết để lại.
=> tình huống độc đáo
4. Nghệ thuật trào phúng thể hiện qua các bức chân dung biếm họa:
a. Chân dung biếm họa cá nhân:
- Ông Phán mọc sừng: Niềm vui của ông khá đơn giản và phàm tục nhưng trải qua các cung bậc đúng với tâm lý của con buôn gặp món bở: từ ngạc nhiên vì “không ngờ giá trị đôi sừng hươu vô hình trên đầu ông ta lại to đến như thế” đến tâm trạng hào hứng mơ tưởng một cuộc hợp tác kinh doanh với Xuân. Ông phấn khích đến nỗi muốn “gặp ngay Xuân để trả nốt năm đồng”.
- Cụ cố Hồng: Niềm vui của ông thuộc kiểu hiếu danh mù quáng ngu xuẩn và lố bịch. Đây là cơ hội để ông lên chức "cụ” dù mới ngoài năm mươi. Ông tưởng tượng về cảnh đau khổ sầu não của mình cùng những lời trầm trồ khen ngợi của đám đông đứng xem tang.
- Văn Minh: Niềm hạnh phúc điển hình của đám con cháu đại bất hiếu, ảnh hưởng kiểu lạnh lùng phương Tây hạ lưu. Đối với Văn Minh, đạy là một mốc son trong gia đình bước sang kỷ nguyên chia của và hưởng lợi.
- Sư cụ Tăng Phú: Niềm vui lộ hẳn ra ngoài, ngồi trên xe tham gia đưa tang mà như thể đang hát khúc ca khải hoàn, vênh váo. Ông chắc rằng thế nào cũng có người nhận ra mình là người đánh đổ dược Hội Phật giáo. Đây là cuộc đắc thắng đầu tiên của báo Gõ mõ mà ông là cố vấn.
- Các thành viên còn lại trong gia đình:
+ Bà Văn Minh sẽ trình diễn bộ đồ xô gai thuộc dạng mốt tân thời.
+ Tuyết trình diễn bộ y phục Ngây thơ.
+ Cậu Tú Tân trình diễn tài chụp ảnh.
+ Ông Typn lắng nghe báo giới bình phẩm về những bộ trang phục của hiệu may Âu hóa.
b. Chân dung biếm họa tập thể:
- Hai cảnh binh Min Đơ và Min Toa bỗng có công ăn việc làm là giữ trật tự cho đám ma.
- Những ông bạn thân của cụ cố Hồng: khoe công trạng một đời qua những tấm huy chương Bác Đẩu bội tinh, Long bội tinh,… Sau đó, đám này còn được thưởng thức làn da trắng thập thò sau làn áo voan của cô Tuyết.
- Đám giai thanh gái lịch Hà thành: khoe chuyện vợ con, nhà cửa, đồ đạc,…chim nhau, hẹn hò nhau…
- Xuân tóc đỏ: được hai món hời về danh dự và tiền bạc.
5. Cảnh và chi tiết trào phúng:
- Cảnh đưa đám: Đám tang tổ chức hổ lốn, nhố nhăng, phúng viếng phô trương, khoe của, thành phần đưa đám đông đúc, sang trọng nhưng xô bồ, huyên náo.
- Cảnh hạ huyệt: cậu Tú Tân lăng xăng sắp xếp vị trí chụp ảnh, ông Phán khóc oặt để hoàn thành vai diễn,
6. Ngôn ngữ trào phúng:
- Câu văn trào phúng: “ba hôm sau, ông cụ chết thật”, “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, “Đám cứ đi”, “thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết trong quan tài cũng mỉm cười sung sướng”…
- Từ ngữ trào phúng:
+ Cụ cố Hồng: mơ màng, mếu máo
+ Tú Tân: điên người lên
+ Tuyết: đau khổ một cách chính đáng…